Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Ca phe bi cho them hoa chat tao cam giac non nao, tinh tao

Đại diện Phòng quản lý ngộ độc thực phẩm, Cục vệ sinh ATTP cho biết trong hạt cà phê đã có cafein, nhưng nhiều nơi cho thêm cafein hoá chất để đánh lừa người tiêu dùng. Người uống nhầm chất này cũng thấy nôn nao, tỉnh táo, không buồn ngủ... GiadinhNet - Như Báo GĐ&XH ngày 14/2 đã thông tin, chủ thẻ ATM phải chịu hàng loạt các loại phí nhưng không phải ai cũng biết. "Gỡ rối" dự án cải tạo kênh Ba Bò

Theo Pháp lệnh VSATTP các loại cà phê bảo đảm có nguồn gốc nguyên liệu an toàn; không sử dụng trà, cà phê có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và độc tố nấm mốc; bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ, đặc biệt các dụng cụ để pha trà và pha cà phê.

Trao đổi với PV, ông Lê Hùng, đại diện Phòng quản lý Ngộ độc thực phẩm, Cục vệ sinh ATTP cho biết hiện nay có quá nhiều loại hoá chất không thể nhớ hết tên và công dụng. Việc các cơ sở sản xuất thực phẩm, thức uống như cà phê chẳng hạn lạm dụng hoá chất là không cần thiết. Trong hạt cà phê đã có cafein, nhưng nhiều nơi cho thêm cafein hoá chất để đánh lừa người tiêu dùng. Người uống nhầm chất này cũng thấy nôn nao, tỉnh táo, không buồn ngủ...

Theo Pháp lệnh VSATTP các loại cà phê bảo đảm có nguồn gốc nguyên liệu an toàn; không sử dụng trà, cà phê có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và độc tố nấm mốc; bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ, đặc biệt các dụng cụ để pha trà và pha cà phê.

Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân. Nếu có sử dụng phụ gia, đường cần phải có nhãn mác và trong thời hạn sử dụng và chỉ được sử dụng phụ gia, chất tạo ngọt hoá học nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.

Chất tạo bọt mà một số cơ sở tẩm vào cà phê có thể là chất sodium lauryl sunfate. Đây là một hoá chất chuyên dùng trong sản xuất xà phòng với liều lượng vừa phải và chất này không được dùng trong thực phẩm. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, đây là chất độc không được ăn, uống, hút; nếu dùng có thể gây tổn hại đường ruột, gan…

Cà phê bị cho thêm hoá chất tạo cảm giác nôn nao, tỉnh táo

Các loại xà phòng gội đầu có sodium lauryl sunfate dễ gây xơ tóc, tổn hại mắt, làm tóc rụng. Bên cạnh đó, việc dùng chất này trực tiếp vào cơ thể kết hợp một số hoá chất khác thì về lâu dài, gây tổn hại sức khoẻ và có thể gây ung thư.

Trong công nghệ chế biến thực phẩm, có nhiều công nghệ và công nghệ phát triển, cải tiến từng ngày. Tuy nhiên, có 2 nguyên tắc chung, "bất di bất dịch" trong chế biến thực phẩm, thức uống phải tuân thủ là tất cả các chất cho vào như tạo màu, tạo bọt, tạo thơm… phải được sự cho phép của Bộ y tế.

Chất nào không được phép thì tuyệt đối không được cho vào. Tất cả sản phẩm đều phải công bố hàm lượng, tiêu chuẩn sản phẩm trên nhãn mác, bao bì.

Ông Lê Hùng khuyến cáo chất cafein không được phép cho vào thực phẩm bừa bãi mà phải đạt một số chỉ tiêu về hàm lượng tinh khiết, hàm lượng kim loại nặng, arsen... Tuy chưa có trường hợp nào ngộ độc cấp tính do cà phê nhưng người tiêu dùng nên cẩn trọng với những loại cà phê trôi nổi. Việc tích tụ hoá chất trong cơ thể lâu ngày sẽ gây ra nhiều bệnh mãn tính.

Theo Nguyễn Hiếu
Infonet

Để tránh phải gánh những khoản phí "trời ơi" này, đọc kỹ thông tin và đăng ký lựa chọn sử dụng dịch vụ là những việc bạn cần lưu ý.

Tránh sự cố khi dùng thẻ ATM
Chủ thẻ có thể lựa chọn không nhắn tin, in sao kê/
hoá đơn… để giảm phí.

Không nên rút tiền lặt vặt

Theo ông Nguyễn Đại Lai - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) - trước khi quyết định sử dụng thẻ ATM hay bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào đó, chủ thẻ cần tìm hiểu kỹ thông tin qua website của ngân hàng phát hành hoặc gọi điện trực tiếp cho trung tâm thẻ. "Nếu không muốn mất phí khi thực hiện giao dịch tại ATM của ngân hàng khác thì không nên nhắn tin, in sao kê/ hoá đơn… Người dùng có thể check thông tin bằng cách gọi điện thoại, giá chi phí sẽ rẻ hơn nhiều" - ông Lai nói.

Theo ông Đỗ Gia Phan - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - người tiêu dùng có quyền lựa chọn có hoặc không sử dụng dịch vụ của ngân hàng nếu thấy không hợp lý. "Để tránh những phí giao dịch thì chủ thẻ không nên rút tiền lặt vặt. Bạn nên cân đối về tài chính cá nhân để rút một khoản tiền lớn đủ để không phải đi lại nhiều lần rút tiền qua thẻ. Có thể rút ra gấp đôi số tiền mà bạn dự định sẽ chi tiêu trong tuần. Khi lựa chọn ngân hàng, cũng nên tìm hiểu về mức phí khi sử dụng hệ thống máy rút tiền tự động ATM" - Ông Phan nói.

Thực tế cho thấy, trước khi phí giao dịch nội mạng được "đánh tiếng", chủ thẻ ngân hàng đã phải chịu nhiều loại phí khi giao dịch tại ATM, như phí rút tiền ngoại mạng, phí chuyển tiền, thanh toán hàng hoá dịch vụ, phí cấp mật mã, phí tra soát, phí trả thẻ bị nuốt... Các ngân hàng khác nhau vẫn đang thu nhiều loại phí như: Phát hành thẻ lần đầu từ 50.000 - 90.000 đồng; phát hành lại thẻ 25.000 - 66.000 đồng; cấp lại số pin 10.000 - 33.000 đồng; thường niên từ 39.600 - 132.000 đồng; tra soát nếu không đúng từ 10.000 - 110.000 đồng; chuyển khoản trong nội mạng nhưng khác vùng 11.000 đồng; truy vấn số dư hoặc in sao kê từ 550 - 1.650 đồng; trả thẻ bị nuốt tại máy ATM từ 5.000 - 20.000 đồng; sử dụng dịch vụ SMS báo tiền vào, ra trong tài khoản gần 10.000 đồng/tháng…

Sử dụng hiệu quả thẻ ATM

Theo ông Nguyễn Đại Lai, người sử dụng thẻ cũng đang phải đối mặt với nhiều sự cố như: Điện giật, nuốt thẻ, trả nửa tiền... Vì vậy, chủ thẻ cần ghi nhớ số điện thoại ngân hàng mở thẻ để gọi khi có những trường hợp khẩn cấp như trường hợp: Máy nhả thiếu tiền, máy không nhả tiền trong khi vẫn trừ vào tài khoản, máy nuốt thẻ....

Khi dùng thẻ, chủ thẻ cũng cần chú ý lấy lại thẻ ngay hoặc khi đưa thẻ vào máy phải đưa từ từ chứ không được đẩy thêm vào cho nhanh làm xây xước, gãy thẻ hoặc máy không nhận thẻ...  nên nuốt luôn.

Người sử dụng thẻ khi giao dịch cần tập trung thực hiện các thao tác bởi sau khi hoàn tất các thao tác rút tiền, máy ATM sẽ nhả tiền trong vòng 30 giây. Nếu sau khoảng thời gian ấy, nếu người rút không nhận tiền thì máy sẽ tự động nuốt trở lại. Nếu thẻ bị nuốt thì cần nhanh chóng nhìn đồng hồ xem khi đó là mấy giờ và địa điểm đặt máy ATM. Sau đó liên hệ ngay với ngân hàng phát hành thẻ để giải quyết sự việc hoặc chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống gần nhất. Trong mỗi máy ATM đều có lốc ghi lại toàn bộ quá trình giao dịch trả tiền cũng như nuốt tiền. Sau khi nhận được đơn của khách hàng, ngân hàng chỉ việc kiểm tra lại lốc của máy ATM. Nếu đúng thời gian, địa điểm, mã số thẻ đúng như khách hàng trình bày, ngân hàng sẽ phải trả lại tiền.

Trước khi rút tiền, bạn nên quan sát xung quanh máy ATM xem có gì bất thường không. Không nên rút tiền ở nơi quá vắng vẻ, nhưng cũng cần đề phòng rút tiền ở những chỗ đông người, tránh trường hợp kẻ gian nhìn qua vai để đọc mật khẩu. Ngoài ra, không nên dùng một mật khẩu quá lâu hay thay đổi mật khẩu liên tục sẽ có thể nhầm lẫn dẫn đến phiền toái khi bị máy nuốt thẻ bởi thông thường, nếu chỉ sau 3 lần liên tiếp nhập mật khẩu sai, máy sẽ tự động nuốt thẻ.

Hà My

(NLĐ) - Ngày 15-5, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín đã nghe báo cáo về tình hình giải phóng mặt bằng và tiến độ dự án cải tạo kênh Ba Bò, quận Thủ Đức

Theo UBND quận Thủ Đức, hiện vẫn còn 7 hộ dân bị ảnh hưởng của dự án chưa bàn giao mặt bằng, riêng diện tích thực hiện hồ sinh học vẫn còn khoảng 0,4 ha nằm ngoài ranh dự án chưa có quyết định thu hồi đất nên chưa thể thực hiện việc giải phóng mặt bằng.

Để giải quyết việc này, quận Thủ Đức kiến nghị UBND TP sớm ban hành quyết định thu hồi đất để địa phương tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng hoặc điều chỉnh vị trí hồ sinh học vào phần đất đã được giải phóng mặt bằng sẵn.
Theo chủ đầu tư dự án là Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước TP, sau khi đã trao đổi với đơn vị tư vấn, thiết kế, cho biết phương án thay đổi vị trí hồ sinh học khả quan hơn vì không gây ảnh hưởng lớn đến dự án, chỉ cần địa phương nhanh chóng bàn giao đủ diện tích để thi công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét