Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Ngoi va ngam

Hiếm có không gian nội thất nào mà chỗ ngồi không đi kèm với góc nhìn, điểm nhìn, mảng trang trí. Hay nói cách khác, trước khi "bắc ghế ngồi" thì câu hỏi kèm theo luôn là ngồi để làm gì? Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM cùng trồng cây để cải thiện môi trường TP - Dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội qua địa bàn phường Hiệp Phú, quận 9, TPHCM vẫn giậm chân tại chỗ do cách đền bù tiền hậu bất nhất.

Theo Sài Gòn tiếp thị

Nguồn sáng nhân tạo và tự nhiên, góc nhìn, đồ nội thất chung quanh… góp phần quyết định loại tranh treo cho không gian phòng khách hay sinh hoạt gia đình. Ảnh: Zhivago



Không ai giữa đời sống bình thường mà lại ngồi "diện bích" theo kiểu Lệnh Hồ Xung quay mặt vào vách đá để sám hối cả. Ngồi ăn, ngồi tiếp khách, ngồi trò chuyện thư giãn, hay ngồi suy tư một mình thì luôn cần đến hai điểm cơ bản: điểm tựa và điểm ngắm. Những chiếc ghế đã lo phần an tọa, còn tranh ảnh, hay nói chung là hệ thống hình ảnh trong nhà thường hay được giao phó trọng trách chăm sóc điểm ngắm. Trong đó tranh ảnh vừa giữ vai trò trang trí, vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần thông qua thị giác, một vấn đề mà giới thiết kế và cung cấp sản phẩm nội thất luôn quan tâm.

Để chọn được tranh ảnh phù hợp cho nhu cầu ngồi và ngắm của mình, có lẽ gia chủ cần xem xét nhiều mặt các đặc tính của tranh ảnh xét theo các tiêu chí sau:

Tính quan hệ: tranh ảnh phải có quan hệ về nội dung cũng như hình thức với gia chủ. Ảnh người, phong cảnh nơi chốn, những thành tích học tập, làm việc… được lồng khung trang trọng sẽ nhắc nhở quá khứ tốt đẹp và niềm tin vào tương lai. Một bức tranh đắt tiền nhưng không dính dáng gì đến gia chủ thì nên xem xét lại vị trí của nó nằm ở đâu.

Không gian đối ngoại thường hợp với hình ảnh mang tính đại chúng, tổng quát, vui tươi… Không gian đối nội như phòng ăn, sinh hoạt, học tập thì hợp hơn với tranh ảnh riêng tư. Các không gian phòng ngủ, phòng vệ sinh thì khá thoải mái, bởi là những chỗ "chỉ có ta với mình" nên có thể dùng hình ảnh độc đáo, đặc biệt hoặc chỉ riêng gia chủ biết và thích.

Nguồn sáng nhân tạo và tự nhiên, góc nhìn, đồ nội thất chung quanh… góp phần quyết định loại tranh treo cho không gian phòng khách hay sinh hoạt gia đình Ảnh: Zhivago

Tính đồng bộ : cho dù gia chủ có mấy chục bức tranh đẹp thì cũng vẫn phải chọn lựa những bức nào phù hợp và đồng bộ với nội thất để định vị phong cách và tạo ấn tượng riêng biệt. Hoặc nếu hai chiếc bình cổ có cặp có đôi sẽ là vừa đủ trong phòng khách kiểu cổ điển thì những bình gốm sứ khác dù đắt tiền và tinh xảo nhưng quá đối chọi với nội thất cũng sẽ chỉ mang tính điểm xuyết hoặc sử dụng vào những dịp đặc biệt như lễ tết mà thôi.

Tính thời gian: thời gian và không gian luôn đi cùng nhau trong nơi cư trú như là quy luật tất yếu. Do đó nếu ta bố trí thì một tấm lịch đẹp, một chiếc đồng hồ mỹ thuật và sáng sủa vẫn dễ sử dụng hơn là căn phòng làm việc treo tranh dày đặc như phòng tranh. Dĩ nhiên hình ảnh ngũ hổ sẽ hợp với năm dần hơn là hình một linh vật nào khác. Và khi sang năm rồng thì có lẽ cũng nên tìm kiếm tranh ảnh liên quan đến rồng để thay đổi cho phù hợp nếu như gia chủ là người quan tâm đến yếu tố biểu tượng, tâm linh và thích kiểu "mùa nào thức nấy".

Trong những góc riêng tư như phòng vệ sinh vẫn có chỗ cho một bức ảnh nghiêm chỉnh hoặc tranh khỏa thân, tùy theo gu riêng của gia chủ.

Tính hòa hợp : hòa hợp về sở thích riêng tư và hòa hợp về tâm lý sử dụng là hai yếu tố quan trọng để gia chủ cảm thấy ưa thích hay không một tấm tranh hay bức tượng nào đó. Có thể dễ dàng biết mình thiên về xu hướng nào (cổ điển, hiện đại…) mà chọn tranh ảnh phù hợp. Cũng có thể dễ dàng rà soát lại xem từ trước đến giờ mình gặp may mắn khi mặc chiếc áo màu nào, tấm ảnh nào của mình ưng ý nhất để mà "tốt khoe xấu che".

Tính linh hoạt: cho dù đã chọn lựa và trưng bày được những tranh ảnh đồ vật yêu thích, thì vẫn cần lưu ý về sự thay đổi trong tương lai, cố gắng giữ lại những khoảng trống dự phòng và có sự linh hoạt sắp xếp để tránh nhàm chán. Việc treo tranh ảnh có điểm nhấn chính là giúp nội thất tăng thêm sinh khí, sao cho mỗi khi về nhà, nhìn ngắm tranh ảnh luôn giúp chủ nhân thấy tự tin và thú vị với những hình ảnh có được.

KTS Thái Hoàng Dưỡng

Sáng qua 27/5 tại Xa lộ Hà Nội (khu vực ven rạch Đá Đỏ), Sở GTVT TP.Hồ Chí Minh phối hợp với UBND quận 2 và Ban điều hành "Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam" đã tổ chức lễ trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ và khởi động "Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam".

Tại buổi lễ, 800 cây xanh đã được trồng, trong đó, 200 cây giáng hương do "Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam" tài trợ với tổng trị giá gần 200 triệu đồng.

"Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam" là hoạt động phối hợp giữa Tổng cục Môi trường (VEA) và Cty Vinamilk phát động từ năm 2012. Đây là hoạt động hướng về môi trường bằng cách kêu gọi cộng đồng cùng tham gia trồng thêm nhiều cây xanh cho đất nước. Các khu vực mà cây xanh được trồng là ở khu dân cư, khu công cộng, các tuyến đường trung tâm, các trường học… tại các thành phố lớn trên toàn quốc.


Đất thổ cư nhưng bị đền bù bằng đất trồng cây khiến ông Ron và hàng chục hộ dân không chịu di dời. Ảnh: L.N.

Báo Tiền Phong vừa nhận được đơn phản ánh của hàng chục hộ dân ở khu phố 6, phường Hiệp Phú, quận 9, nơi đang được triển khai dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội giai đoạn 2.

Bà Nguyễn Thị Hồng, ngụ 10/90A Xa lộ Hà Nội, khu phố 6, phường Hiệp Phú, cho biết: "Năm 1992 sau khi mua lại gần 540m2 đất của ông Đặng Văn Ron ngụ khu phố 6, tôi đã làm nhà và sinh sống trên đất này.Giấy tờ kê khai của tôi là đất thổ cư nhưng tháng 9-2011, UBND quận 9 thu hồi của tôi số đất trên lại bồi thường và hỗ trợ theo giá đất vườn, trồng cây lâu năm. Thậm chí không được cho tái định cư".

Ông Đặng Văn Ron ở 20/4 khu phố 6, phường Hiệp Phú, nói, dự án mở rộng xa lộ Hà Nội giai đoạn 2 lần này gia đình ông bị thu hồi 96m2."Cả phần diện tích bị giải tỏa giai đoạn 1 và diện tích bị giải tỏa giai đoạn 2 đều chung một thửa lại đền bù trái ngược nhau. Trước đó mở rộng xa lộ Hà Nội giai đoạn 1 họ đền bù là đất thổ cư nay lại đền đất vườn"- ông Ron cho biết.

Trái khoáy hơn, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Báu là hàng xóm của bà Hồng và ông Ron lại được đền bù phần diện tích bị giải tỏa theo diện đất thổ cư. Mặc dù đất của ông Báu cùng nằm chung lô, thuộc trích lục địa bộ số 7 với ông Ron.

Lẽ ra ông Trần Quốc Dũng (10/90A khu phố 6, phường Hiệp Phú) đã di dời đi từ lâu nhưng gần 2 năm nay vẫn án ngữ tại miếng đất 540m2 của mình nơi dự án đi qua.

Theo ông, từ tháng 3-1993 gia đình mua miếng đất trên thuộc thửa số 9, tờ bản đồ số 11 sau đó ở và mở xưởng cơ khí đến nay.

Ngày 13-1-2009, UBND quận 9 ban hành Quyết định số 500/QĐ-UBND thu hồi gần 300m2 đất này và đã tiến hành lập biên bản kiểm kê hiện trạng đất đai, tài sản gắn liền với đất để tiến hành đền bù, hỗ trợ.

Tuy nhiên, ngày 25-1-2011, UBND quận 9 lại hủy bỏ quyết định trên và cho rằng "Hộ ông Trần Quốc Dũng không đủ điều kiện để lập hồ sơ thu hồi đất và bồi thường", và không nói lý do cụ thể.

Làm việc với Ban Kinh tế ngân sách, Ban Văn hóa xã hội HĐND TPHCM và quận 9, mới đây đại diện Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 9 thừa nhận, do chính sách đền bù của dự án không thống nhất, cùng là hộ dân xây dựng nhà ở dọc hai bên Xa lộ Hà Nội, tình trạng pháp lý như nhau nhưng chính sách đền bù lại khác nhau; chính sách đền bù của các quận có dự án đi qua như quận 2, Thủ Đức cũng khác nhau.

Đại diện chủ đầu tư dự án là Cty cổ phần hạ tầng kỹ thuật TPHCM cho biết, dự án đã triển khai gần hai năm nhưng hiện mới hoàn thành 6,2 km trong tổng số 15,7 km.

Ông Huỳnh Công Hùng- Trưởng ban Văn hóa xã hội HĐND TPHCM cho biết, sẽ kiến nghị UBND TPHCM điều chỉnh các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét