Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Chu the van la nguoi chiu thiet

Chẳng cần đồng ý của Hiệp hội Thẻ hay Ngân hàng Nhà nước, từ đầu tháng 4 vừa qua Vietcombank đã âm thầm điều chỉnh khoản thu phí chuyển khoản ATM trong và ngoài hệ thống là 3.300 đồng/giao dịch; Ngân hàng BIDV cũng thực hiện thu phí 2.200 đồng/giao dịch còn Agribank thu phí chuyển khoản 0,05% trên số tiền giao dịch, tối thiểu cũng là 3.300 đồng… Triển vọng tăng trưởng của thị trường vẫn chưa có dấu hiệu bị phá vỡ khi khối lượng giao dịch đang dần tăng trở lại, trong khi các nhóm ngành nóng vẫn duy trì đà tăng điểm. Quan trọng nhất là vẫn chưa có thông tin xấu có khả năng kéo thị trường lùi sâu. Tôi nhớ quê hương, nhớ nhà và rất nhớ bố mẹ nhưng những cuộc điện thoại về quê lại thưa dần vì ái ngại và vì...tôi đang thất nghiệp.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, thì khối lượng thẻ khổng lồ này đã và đang tiếp tục trở thành một kênh huy động vốn khá hiệu quả của các ngân hàng thương mại. Đây cũng sẽ là cơ sở để thực hiện chủ trương chi tiêu không dùng tiền mặt. Để cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ, hiện cả nước cũng đã có hơn 13 ngàn máy ATM, cung cấp các dịch vụ tiện ích như rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn dịch vụ…

Ngoài ra, sau thời gian thí điểm thành công việc kết nối các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ ATM (POS) tại Hà Nội và TP HCM, mạng lưới POS cũng không ngừng được các ngân hàng mở rộng. Hiện đã có tới 65.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ trên cả nước, góp phần mang lại không ít tiện lợi cho khách hàng và giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

Từ hệ thống ngân hàng điện tử này, doanh số thanh toán thẻ của các ngân hàng đã không ngừng gia tăng. Riêng trong năm 2011, tổng doanh số thanh toán thẻ nội địa tại các đơn vị chấp nhận thẻ đã đạt gần 1.000 tỷ VND; doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại các đơn vị chấp nhận thẻ đạt khoảng 1,5 tỷ USD và doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại ATM đạt 1,2 tỷ USD…

Tuy nhiên, trong khi chiếc thẻ ATM do ngân hàng phát hành ra mới chỉ dừng lại ở mức độ thay thế chiếc ví tiền cho người sử dụng thì hầu hết các ngân hàng chủ thẻ chỉ chăm chăm lo thu vén lợi ích của mình. Lượng tiền mặt chủ thẻ nộp vào ngân hàng để chi tiêu qua ATM là không nhỏ chỉ được hưởng mức lãi suất tượng trưng hoặc rất thấp; đây còn là nguồn huy động tiền mặt khá lớn cho các ngân hàng.

Ngay khi thông tin đại diện các ngân hàng đề nghị cho thu phí được công bố, dư luận xã hội đã phản ứng gay gắt. Bởi mức thu dự kiến 3.300 đồng mỗi lần rút tiền; phí chuyển khoản khác hệ thống hoặc tra cứu thông tin tài khoản 1.650 đồng/lần giao dịch… là không lớn với một bộ phận người giàu có trong xã hội. Nhưng với hàng triệu công nhân, viên chức lĩnh lương chỉ có vài triệu đồng/tháng qua tài khoản thẻ, thì đây là số tiền cần phải tính toán.

Hơn thế, trong quá trình sử dụng thẻ, người sử dụng đã phải thuê bao tài khoản, tự nguyện để ngân hàng chiếm dụng lượng tiền mặt không ít; lại còn chịu thiệt với ngân hàng phát hành về mức hưởng lãi suất trong số dư tài khoản, thì việc phải trả phí giao dịch cho ngân hàng càng tạo cảm giác chủ thẻ bị ngân hàng "bóp cổ".

Trước nhiều ý kiến không đồng tình, bà Nguyễn Thu Hà, Chủ tịch Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam phải lên tiếng khẳng định, đây chưa phải thời điểm thích hợp nên hiệp hội thẻ chưa đề xuất thu phí giao dịch ATM nội mạng.

Song chẳng cần đồng ý của Hiệp hội Thẻ hay Ngân hàng Nhà nước, từ đầu tháng 4 vừa qua Vietcombank đã âm thầm điều chỉnh khoản thu phí chuyển khoản ATM trong và ngoài hệ thống là 3.300 đồng/giao dịch; Ngân hàng BIDV cũng thực hiện thu phí 2.200 đồng/giao dịch còn Agribank thu phí chuyển khoản 0,05% trên số tiền giao dịch, tối thiểu cũng là 3.300 đồng… Thì đã đến lúc cả Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Thẻ cùng phải ra tay kiểm soát hoạt động đầu tư, kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động thẻ của từng ngân hàng. Từ đây mới có thể quyết định chính xác việc có cho thu phí giao dịch hay không, thu bao nhiêu?... Để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng thẻ


VN-Index đóng cửa giảm nhẹ 0.43% xuống còn 435.48 điểm, trong khi HNX-Index giảm mạnh hơn ở mức 0.60% đứng tại 75.60 điểm. VS 100 tăng nhẹ 0.10% đứng tại 71.96 điểm trong khi VN 30 giảm 0.16%, đứng tại 513.44 điểm.

Các chỉ số Market Cap có phiên trái chiều khi VS-Large Cap và VS-Micro Cap giảm lần lượt 0.89%, 0.16% thì VS-Mid Cap và VS-Small Cap tăng 0.60% và 0.40%.

Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 64.2 triệu đơn vị, tăng 12.3% so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Trên HNX, tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 52.3 triệu đơn vị, cũng tăng đến 10%.

Khối ngoại trở lại mua ròng nhẹ 15.3 tỷ đồng trên HOSE. Họ mua ròng mạnh nhất MBB với 10.6 tỷ đồng, GAS với 5.8 tỷ đồng; trong khi bán ròng mạnh nhất DRC với 13.7 tỷ đồng, VIC với 6.5 tỷ đồng.

Trên HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng 6.4 tỷ đồng. Họ vẫn mua ròng mạnh nhất DBC với 6.9 tỷ đồng; trong khi bán ròng mạnh nhất VNR với 1.1 tỷ đồng.

Sau phiên giao dịch tích cực cuối tuần trước thì tâm lý giới đầu tư dường như đã trở lại vị thế cân bằng hơn trong phiên giao dịch hôm nay. Đà giảm điểm của chỉ số bị ảnh hưởng "tiêu cực" rất mạnh của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Chỉ riêng GAS và BVH đã kéo VN-Index sụt giảm hơn 0.56%, trong khi mức giảm của thị trường chỉ ở mức 0.43%.

Đà giảm trên HNX về cuối phiên bị tác động mạnh từ giao dịch có phần tiêu cực trên HOSE trong đợt đóng cửa. Trước đó, cả hai chỉ số đã có lúc lấy lại sắc sanh khi lực cầu được "mồi" ở nhóm Large Cap.

Không quá bất ngờ khi số ngành tăng điểm vẫn chiếm ưu thế với 13/24 ngành. Các ngành "nóng" như Bất động sản, Xây dựng và Chứng khoán vẫn duy trì đà tăng với mức tăng khá mạnh lần lượt 1.19%, 1.18% và 1.11%. Trong khi đó, Khoáng sản và Ngân hàng giảm 1.07% và 0.28%.

Trái với các phiên giảm điểm (do ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn) gần đây, thị trường vẫn có dấu hiệu khả quan khi khối lượng tiếp tục tăng trưởng và tổng số lượng đặt mua hoàn toàn chiếm ưu thế so với bên bán, mặc dù có chút e dè khi chủ yếu được đặt ở mức giá thấp. Tương tự, chỉ số độ rộng trên cả hai thị trường có một phiên rất tích cực, với sự lấn lướt của bên mua.

Đáng chú ý là dòng tiền dường như đang tập trung trở lại trên HOSE trong phiên giao dịch hôm nay. Điển hình như nhóm cổ phiếu chứng khoán tăng trần hàng loạt trên HOSE, trong khi lại chủ yếu đứng và giảm giá trên HNX.

Nguồn tin từ báo chí cho thấy tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 5/2012 là âm 0.89%. Nếu như con số này là đúng, thì tăng trưởng tín dụng tháng 5 lại đột ngột sụt giảm sau mức tăng ước tính khoảng 1.3% trong tháng 4.

Vẫn chưa có số liệu chính thức từ NHNN đối với mức tăng trưởng tín dụng tháng 4 và 5. Theo các ước tính trước đó, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 4 vẫn giảm khoảng 0.66% so với cuối năm 2011. Con số này cho thấy tăng trưởng tín dụng trong tháng 4 đã được cải thiện đáng kể, cụ thể là tăng hơn 1.3% so với tháng 3.

Thị trường có vẻ lo ngại về thông tin này, khi tín dụng suy giảm, khiến cho việc công bố giảm lãi suất chỉ mang tính hình thức; vì doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, trong khi ngân hàng lại không giải ngân vì lo ngại nợ xấu.

Trong nhiều nhận định trước đây, chúng tôi nhấn mạnh rằng đây đúng là thực tế đang diễn ra, nhưng chúng tôi tin rằng tình hình sẽ được cải thiện đáng kể từ tháng 6 trở đi.

Phân tích kỹ thuật: HNX-Index – Chờ tín hiệu khối lượng. Mặc dù các tín hiệu chống đỡ tích cực của vùng 69 – 72 điểm từ cuối tuần trước là khá rõ ràng nhưng có vẻ như giới đầu tư vẫn đang chờ đợi một sự xác nhận của khối lượng giao dịch.

Đây là sự mong đợi khá hợp lý vì trong quá khứ hầu hết các đợt tăng trưởng bền vững đều đi kèm với tăng trưởng khối lượng giao dịch. Hiện tại, để vượt qua đường trung bình 20 phiên gần nhất, khối lượng cần vượt qua mức 65 triệu đơn vị/phiên.

Trong trường hợp HNX-Index tiếp tục test lại vùng 69 – 72 điểm thì việc bắt đáy là không quá rủi ro theo đánh giá của giới phân tích kỹ thuật.

VN-Index – Lo ngại internal trendline. Một trong những yếu tố kỹ thuật được chý ý nhất trong ngắn hạn đối với VN-Index chính là internal trendline (tương đương vùng 448 – 457 điểm). Từng là một ngưỡng chống đỡ khá hiệu quả nhưng kể từ sau khi bị phá vỡ, ngưỡng này trở thành ngưỡng cản mạnh của giá.

Mặc dù giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 28/05/2012, MACD Histogram vẫn tiếp tục đi lên. Điều này khiến cho khả năng hoàn thành phân kỳ giá lên (bullish divergence) ngày càng trở nên cao hơn. Dự kiến khi MACD cho tín hiệu mua trở lại thì phân kỳ này sẽ hoàn thành.

Thanh khoản tăng nhẹ chứng tỏ lực cầu đang duy trì tốt và ổn định. Nếu tình trạng này vẫn được duy trì trong thời gian tới thì khả năng suy giảm mạnh là không cao.

VS-Market Strength: Trong phiên giao dịch ngày 28/05/2012, VS-A/D HOSE đạt mức 3.05, tức số mã tăng giá bằng 3.05 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 7.47, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá bằng 7.47 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá. VS-A/D HNX đạt 1.64 lần và VS-U/D HNX bằng 9.22 lần.

VS-Arms VN ngày 28/05/2012 đạt giá trị 0.27 chứng tỏ bên mua đang chiếm ưu thế lớn trong phiên này. EMA 5 ngày của VS-Arms VN duy trì ở mức 1.64, đây là mức cao của chỉ số này. Nó cho thấy bên bán vẫn chiếm ưu thế nếu xét trong 5 phiên gần đây nên khả năng tích lũy và đi ngang là khá lớn.

Dow Jones: Swing Trd 2 đang cho tín hiệu tích cực. Trong những phiên giao dịch gần đây DJIA liên tục đi ngang và tích lũy với mức khối lượng trung bình. Điều này cho thấy thị trường Mỹ đã đi đến ngưỡng cân bằng về tâm lý.

Theo dự đoán của giới phân tích kỹ thuật quốc tế, vùng đỉnh cũ và SMA 200 (tương đương 12,000 - 12.400 điểm) sẽ trụ vững trong thời gian tới và tạo thành nền tảng vững chắc cho th5i trường.

Swing Trd 2 của RMO Trade Mode cũng đang cho tín hiệu tích cực khi liên tục tăng dần đều. Sự thận trọng đang giảm dần.

Vàng: Phân kỳ giá lên sẽ hoàn thành nếu giá tiếp tục tăng. Giá đã bắt đầu có dấu hiệu ngừng giảm trong vòng 2 tuần gần đây. Sự xuất hiện của các mẫu hình nến như Hammer, Engulfing Bull... cũng góp phần làm cho triển vọng ngắn hạn phần nào trở nên khởi sắc hơn.

Hiện tại giá vàng vẫn đang ở gần đường trendline chống đỡ dài hạn (tương đương vùng 1,545 – 1,570 USD/oz). Đây là ngưỡng chống đỡ rất mạnh và chưa hề bị phá vỡ trong suốt 3 năm qua nên được giới phân tích đặt nhiều kỳ vọng sẽ trụ vững trong thời gian tới.

Nếu giá tiếp tục tăng trong vài phiên tới thì sự thận trọng sẽ giảm bớt vì khi đó các phân kỳ giá lên sẽ hoàn thành.


Sinh viên ra trường thất nghiệp đầy ra đấy vì vậy ước mơ trụ lại thành phố để khởi nghiệp là điều vô cùng khó khăn.

Năm 2010, phải nói tôi vui sướng, tự hào bao nhiêu với tấm bằng cử nhân cao đẳng chuyên ngành kế toán.Vui hơn nữa là từ nay tôi nghĩ mình sẽ không còn là gánh nặng gia gia đình và cũng kể từ nay mình sẽ làm tròn bổn phận của một người con, sẽ lo lắng và phụ giúp bố mẹ.

Quan niệm của tôi và cũng không ít bạn bè đồng trang lứa cho rằng: Thời nay thì kế toán thiếu gì, không có một doanh nghiệp hay công ty nào mà không có kế toán, thậm chí là đến bốn, năm người, đầy ra đó lo chi xa xôi.

Nhưng không, từ ngày bước chân ra khỏi ngôi trường đại học và bắt đầu hành trình tìm việc thì mới ngỡ ngàng. Đúng là công việc đầy rẫy ra đó, cũng đúng là một công ty cần ba, bốn nhân viên kế toán đó nhưng thử nhìn lại xung quanh đang có biết bao nhiêu người không kể đồng trang lứa đang thất nghiệp đầy ra.

Thêm vào đó là trình độ chuyên môn, thâm niên công tác...Bạn có đáp ứng với nhưng yêu cầu của vị trí ứng tuyển không?

Hai tháng lông bông, lang thang đầu đường cuối hẻm tìm việc mới thấm thía phần nào cái gian nan của người thất nghiệp.

Đi gần cả chục công ty, tới đâu cũng yêu cầu kinh nghiệm. Thử hỏi xem mới tốt nghiệp ra trường, chân ướt chân ráo như thế này moi đâu ra kinh nghiệm, moi đâu ra bài học, hướng đi từ những người đi trước. Cứ đà này, chẳng nhẽ mình còn thất nghiệp và đợi dài cổ mãi sao?

Giờ đây, công việc phù hợp với tôi không còn quá quan trọng nữa. Mong sao cho quê hương mình ngày phát triển, nhiều nhà máy xí nghiệp mọc lên để không riêng gì tôi sẽ không còn phải trăn trở như thế này nữa.

Nhớ quê hương, nhớ nhà và rất nhớ bố mẹ nhưng những cuộc điện thoại về quê lại thưa dần vì ái ngại và vì nhiều lý do khác.

Giữa cuộc sống xô bồ chốn thị thành như thế này, tìm dược công việc đã khó huống chi công việc đúng với chuyên ngành. Thời gian thì không ngừng trôi, rồi tương lai trong tay mình mình biết phải xoay chuyển như thế nào để nó không còn bế tắc nữa?

Thực sự là giờ đây tôi đang rất thất vọng về bản thân mình. Làm sao đây để trụ lại thành phố với nhiều dự định còn giang dở?

Hien


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét